Cụ thể, theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018, mỗi hội đồng thi tại các địa phương đều phải có thanh tra của Bộ GD-ĐT về cắm chốt trong quá trình coi và chấm thi.
Tuy nhiên, do Bộ GD-ĐT không có đủ người, nên phải điều động thêm cán bộ của các trường ĐH, mỗi trường 2 người, để làm nhiệm vụ thanh tra. Bộ đã điều động tổng số 126 cán bộ của các trường ĐH làm nhiệm vụ thanh tra công tác chấm thi tại 63 hội đồng thi trên cả nước.
Theo đó, có 2 cán bộ tên là Huy và Nguyện được Trường ĐH Tân Trào cử lên Hà Giang để thanh tra việc chấm thi với tư cách là thanh tra do Bộ GD-ĐT điều động.
Theo ông Bằng, 2 cán bộ này có mặt từ ngày đầu Hà Giang chấm thi, nhưng đến sáng 2/7 thì bỏ nhiệm vụ để về Trường ĐH Tân Trào, mà theo báo cáo là để dự cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm của một cán bộ lãnh đạo.
Tuy nhiên họ không báo cáo Thanh tra Bộ GD - ĐT về việc này và Sở GD-ĐT Hà Giang cũng không cho Thanh tra Bộ biết.
Và dù vắng mặt 2 thanh tra do Bộ điều động nhưng Ban Chấm thi của Hội đồng thi tỉnh Hà Giang vẫn tiến hành quét bài thi trắc nghiệm.
"Đến khi xảy ra sự việc gian lận điểm thi, tôi yêu cầu các thanh tra uỷ quyền của Bộ báo cáo về việc giám sát chấm thi có dấu hiệu gì bất thường không. Lúc đó, các đồng chí này mới báo cáo đã vắng mặt sáng 2/7. Cả hai đều khẳng định sự vắng mặt này không liên quan gì đến sai phạm trên, mà chỉ về vì cuộc họp của Trường ĐH Tân Trào", ông Bằng nói.
Ông Bằng cho hay, cán bộ thanh tra do Bộ GD-ĐT điều động có nhiệm vụ giám sát chung quy trình chấm thi, còn việc phải giám sát toàn bộ quá trình chấm do thanh tra của Sở GD-ĐT. Tuy nhiên, thanh tra do Bộ GD-ĐT điều động vẫn phải làm việc liên tục, không được phép vắng mặt bất cứ lúc nào trong suốt quá trình chấm thi.
Trường ĐH Tân Trào đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với hai cán bộ này là khiển trách. Đồng thời, cả hai đều bị điều chuyển khỏi vị trí đang công tác.
Được biết hai người này đều những giảng viên, cán bộ cốt cán của trường.
Cũng chính vì lý do trên, ở kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD-ĐT đã không điều động cán bộ, giảng viên của Trường ĐH Tân Trào làm công tác thanh tra thi.
Thanh Hùng
- Chúng ta nói rất nhiều về công nghệ cao, nhưng cũng không được bỏ quên… "công nghệ thấp". Năm ngoái, những sai sót chủ yếu rơi vào khâu "công nghệ thấp" này.
" alt=""/>Điều chuyển công tác 2 thanh tra thi vắng mặt không phép tại Hà GiangTổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc làm việc với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (Ảnh: Thống Nhất - TTXVN).
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá đạt kết quả tích cực
Tỉnh Đồng Tháp, vùng đất Sen hồng, là địa phương chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, sáng tạo, nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ và đạt kết quả nổi bật. Thu nhập và mức sống của nhân dân ngày càng được nâng lên.
Theo báo cáo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 4/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt kế hoạch 5 năm. Tỉnh có 6/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đang thực hiện, khả năng sẽ đạt và vượt kế hoạch 5 năm.
Tuy nhiên, tỉnh có 5/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kỳ vọng, dự báo khó đạt kế hoạch 5 năm, gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân; GRDP bình quân/người; tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tỷ lệ đô thị hóa.
Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ được quan tâm thực hiện, đạt kết quả tốt. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tập trung thực hiện hiệu quả, nhân dân đánh giá cao và tin tưởng.
Huy động mọi nguồn lực, thế mạnh đặc trưng để bứt phá
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở tiềm năng với một số lợi thế mới nổi của Đồng Tháp như: Lợi thế vị trí địa lý và khả năng kết nối giao thông, tiềm năng về con người và nguồn nhân lực, Tổng Bí thư nhấn mạnh, tỉnh huy động mọi nguồn lực, các thế mạnh đặc trưng để bứt phá, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo (Ảnh: Thống Nhất - TTXVN).
Đến năm 2030, phải xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long về xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển bền vững ngành Nông nghiệp để làm trụ đỡ cho nền kinh tế.
Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong trong đổi mới và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mở ra cơ hội cho các lĩnh vực kinh tế mới: Kinh tế sinh thái, kinh tế nước ngọt, nông nghiệp thích ứng, vận tải đa phương thức, chăm sóc sức khỏe…
Để hiện thực hóa tầm nhìn, Tổng Bí thư nêu rõ, Đồng Tháp cần thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò nêu gương; có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài tỉnh; phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp chung.
Đồng thời, quan tâm quán triệt, chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị.
Tỉnh cần quan tâm đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nâng cao vốn con người; kết hợp tài nguyên bản địa với công nghệ, kiến thức và quản trị tiên tiến nhằm đưa kinh tế Đồng Tháp tiến lên những nấc cao hơn của chuỗi giá trị.
Trên cơ sở những tiềm năng là lợi thế của tỉnh, Tổng Bí thư yêu cầu, tỉnh tập trung phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao và bền vững; đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo.
Nhấn mạnh năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, để phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Bí thư đề nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có giải pháp quyết liệt, dứt điểm để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2025, tập trung phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu liên quan đến tăng trưởng kinh tế, thu nhập của nhân dân. Tập trung các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống của người dân.
Tổng Bí thư tin tưởng, thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa tỉnh Đồng Tháp ngày càng phát triển nhanh, bền vững, toàn diện; nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc; xứng đáng với hình ảnh, văn hóa và con người Đồng Tháp "nghĩa tình, năng động, sáng tạo".
Trước đó, trong chương trình công tác tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương, viếng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư đã viết sổ lưu niệm và trồng cây tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc.
" alt=""/>Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu ĐBSCLTIN BÀI LIÊN QUAN: